Hướng Dẫn Cách Lát Sàn Gỗ Công Nghiệp - Báo Giá Thi Công Sàn Gỗ Công Ngiệp 2023
Hãy cùng 1st Floor tìm hiểu chi tiết về quy trình lát sàn gỗ công nghiệp và tham khảo giá thi công sàn gỗ công nghiệp qua bài viết dưới đây.
-
1. Dụng cụ, nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi lát sàn gỗ công nghiệp
- 1. Sàn gỗ công nghiệp
- 2. Máy cắt sàn gỗ
- 3. lớp xốp lót sàn
- 4. Những dụng cụ khác
- 2. Một số điều cần lưu ý khi lắp sàn gỗ
-
3. Hướng dẫn chi tiết cách lát sàn gỗ công nghiệp
- 1. Bước 1: Xử lý, vệ sinh bề mặt nền nhà
- 2. Bước 2: Trải lớp lót sàn gỗ trước khi đặt sàn gỗ
- 3. Bước 3: Tiến hành lát sàn gỗ
- 4. Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ để kết thúc quá trình thi công
- 5. Bước 5: Kết thúc quá trình lắp sàn gỗ
-
4. Một số cách lát sàn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
- 1. Lát sàn kiểu giỏ dệt
- 2. Lát sàn theo kiểu xếp đuổi
- 3. Lát sàn gỗ xương cá
- 4. Lát sàn gỗ kiểu chữ V
- 5. Báo giá thi công sàn gỗ công nghiệp
- 6. Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công sàn gỗ công nghiệp uy tín
Để tạo nên một công trình sàn gỗ mang tính thẩm mỹ cao chúng ta không chỉ cần lựa chọn mẫu sàn phù hợp mà còn phải thực hiện lắp đặt sàn gỗ sao cho đúng cách nhất. Trên thị trường sàn gỗ sôi động như hiện nay, có rất nhiều kiểu lát sàn phù hợp với nhiều phong cách công trình từ cổ điển đến hiện đại. Tuy mỗi kiểu lát sàn sẽ đòi hỏi người thực hiện thi công phải lát theo các cách khác nhau nhưng về cơ bản, chúng đều có chung 1 quy trình. Hãy cùng 1st Floor tìm hiểu chi tiết về quy trình lát sàn gỗ công nghiệp và tham khảo giá thi công sàn gỗ công nghiệp qua bài viết dưới đây.
Dụng cụ, nguyên vật liệu cần chuẩn bị trước khi lát sàn gỗ công nghiệp
Để thực hiện lát gỗ công nghiệp đúng cách, đúng kỹ thuật thì đầu tiên bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, nguyên vật liệu cần thiết trước khi tiến hành lắp đặt. Cụ thể như sau:
Sàn gỗ công nghiệp
Đây là vật liệu lát sàn chính không thể thiếu trong quy trình lắp đặt sàn gỗ. Tùy thuộc vào kích thước sàn, phong cách công trình mà bạn đang muốn hướng đến để lựa chọn ván sàn gỗ công nghiệp sao cho phù hợp nhất. Các dòng sàn gỗ thông thường sẽ là giải pháp an toàn dành cho bạn khi tự mình thi công lắp đặt. Với sàn gỗ xương cá, đòi hỏi kỹ thuật lắp đặt cao hơn nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định rằng tự lắp đặt hay thuê đơn vị thi công riêng để đảm bảo chất lượng của sàn.
Máy cắt sàn gỗ
Để sàn nhà của bạn hoàn toàn được bao bọc bởi sàn gỗ công nghiệp với mọi kích thước sàn khác nhau thì máy cắt sàn gỗ là một trong những dụng cụ quan trọng. Đa số Những loại sàn gỗ công nghiệp hiện nay đều được cấu tạo từ 4 lớp cơ bản có độ bền cực cao, đặc biệt là các dòng sàn gỗ Châu Âu cao cấp. Vì thế, để lắp ghép các ván sàn gỗ khít với nhau thì bạn cần phải có các loại máy cắt chuyên dụng.
Ba loại máy chuyên dụng được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình thi công lắp đặt sàn gỗ công nghiệp có thể kể đến là máy cắt sập và máy cầm tay.
-
Máy cắt sập; Là một loại máy cắt gỗ có trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển nên có thể đem theo trong mọi công trình. Máy cắt sập có thể cắt tất cả những loại gỗ, kể cả loại gỗ cứng nhất.
-
Máy cắt cầm tay: Loại máy này được dùng để cắt cạnh sàn gỗ hay cắt tạo hình tấm ván gỗ ở những vị trí sàn nhà có góc cạnh. Bên cạnh đó, máy còn được dùng để cắt cửa khi sàn nhà và cửa không có khoảng trống.
-
Máy mài sàn: Loại máy này được dùng để làm phẳng, làm nhẵn nền nhà để có thể đảm bảo yêu cầu khi lát sàn gỗ.
lớp xốp lót sàn
Đây là lớp ngăn cách giữa nền nhà và ván sàn gỗ. Lớp lót này có vai trò làm lớp chống ẩm từ bên dưới cho sàn gỗ, giảm thiểu hiện tượng cong vênh, phồng rộp gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến tuổi thọ của sàn. Bên cạnh đó, lớp lót sàn còn có khả năng tạo sự ổn định và cách âm cho ván sàn gỗ, ngăn sàn gỗ không tiếp xúc trực tiếp với mặt nền.
Trên thị trường hiện nay, lớp lót sàn được chia làm 4 loại chính gồm: xốp lót sàn thường, xốp lót sàn tráng nilon, xốp lót sàn tráng bạc và xốp lót cao su non. Căn cứ vào giá thành và nhu cầu của bạn để lựa chọn loại lớp xốp lót sàn phù hợp nhất.
Những dụng cụ khác
Bên cạnh những vật liệu và dụng cụ kể trên thì quá trình lắp đặt sàn gỗ cần phải sử dụng rất nhiều vật dụng khác như: bút vẽ, thước dây, búa cao su, đinh, súng bắn keo,.... Và để có thể sử dụng được những dụng cụ này thì bạn cần phải hiểu được công dụng của từng dụng cụ trong việc thi công lắp đặt sàn gỗ.
Một số điều cần lưu ý khi lắp sàn gỗ
Để có thể thực hiện lát sàn gỗ công nghiệp một cách nhanh và chuẩn xác nhất thì ngoài khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, dụng cụ thì bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:
-
Vận chuyển các hộp sàn gỗ đến công trình trước khi lắp đặt.
-
Nhiệt độ phù hợp để lắp đặt sàn là 19 độ C và 16 độ C với bề mặt làm sàn công nghiệp. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo giữ độ ẩm khoảng 50% đến 75% trong điều kiện khí hậu ở Hà Nội.
-
Bề mặt nền nhà cần được làm phẳng trước khi tiến hành lát sàn gỗ công nghiệp Ngoài ra, tường nhà cũng phải đảm bảo không lồi lõm, chân tường phải vuông góc với mặt sàn. Để việc thi công sàn gỗ công nghiệp đúng kỹ thuật và hiệu quả cao thì phải đảm bảo cửa nhà thấp hơn sàn từ 10mm đến 15mm.
-
Để có thể làm nổi bật màu sắc cũng như vân gỗ thì cần phải ốp sàn gỗ công nghiệp theo chiều song song với ánh sáng.
-
Cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu của hàng gỗ lát cuối cùng với chân tường là 5cm.
-
Không cố định ván lót sàn gỗ bằng bất cứ cách nào bởi nó sẽ gây ra tình trạng co giãn sàn gỗ khi thời tiết thay đổi.
-
Không dùng búa đập trực tiếp vào cạnh của tấm ván gỗ mà nên dùng miếng gỗ đệm ở giữa để đóng sàn gỗ.
Hướng dẫn chi tiết cách lát sàn gỗ công nghiệp
Việc lắp đặt sàn gỗ sẽ có tính quyết định đến chất lượng cũng như tuổi thọ của sàn gỗ. Vậy nên, để có thể lát sàn gỗ công nghiệp đúng tiêu chuẩn, hãy thực hiện theo quy trình 5 bước dưới đây.
Bước 1: Xử lý, vệ sinh bề mặt nền nhà
Bước đầu tiên cần thực hiện đó là xử lý bề mặt nền nhà sao cho bằng phẳng, không bám bụi bẩn. Có như vậy thì sàn nhà mới không bị vênh hay hỏng hèm khóa, phát ra âm thanh khi sử dụng. Dù được lắp đặt ở bất kỳ bề mặt nào như: mặt bê tông, sàn gạch men hay nền đá thì đây cũng là bước quan trọng cần phải làm.
Ngoài ra, bạn cần đảm bảo bề mặt sàn nhà khô và cứng để sàn gỗ không bị lún. Nếu như mặt nền bị ướt sẽ làm cho sàn gỗ bị trương nở, dẫn đến hiện tượng phồng rộp. Vậy nên phải làm khô bề mặt sàn trước khi lát.
Bước 2: Trải lớp lót sàn gỗ trước khi đặt sàn gỗ
Khi đã xử lý xong bề mặt sàn, thợ lắp đặt sàn gỗ sẽ tiến hành trải lớp lót sàn. Cách lót sàn gỗ có tác dụng giúp chống ẩm mốc và hạn chế tiếng ồn do ván sàn gỗ gây ra. Hiện nay các đơn vị thi công thường dùng xốp nilon hoặc xốp tráng bạc hay cao su non để lót sàn. Kích thước lớp lót được khuyên dùng là 2mm.
Khi trải lớp xốp lót sàn, bạn cần phải trải thật phẳng theo chiều rộng hoặc chiều dài của căn phòng. Lưu ý, không trải chồng lớp xốp lên nhau.
Bước 3: Tiến hành lát sàn gỗ
Thực hiện ghép các tấm ván sàn từ góc trái của căn phòng và luôn lát theo chiều của nguồn sáng. Các mép nối đầu thanh gỗ cần được ghép so le nhau. Cần phải duy trì khoảng cách giữa mép chân tường với sàn gỗ và khoảng cách giữa các tấm ván sàn gỗ đảm bảo khoảng cách an toàn, 10mm để sàn gỗ có thể giãn nở. Đặt tấm gỗ thứ 2 nghiêng cạnh hèm rồi hạ dần xuống sao cho khít với tấm gỗ thứ 1, nhẹ nhàng đẩy tấm thứ 2 vào tấm thứ 1 và tiếp tục cho đến hết hàng.
Bước 4: Lắp phụ kiện sàn gỗ để kết thúc quá trình thi công
Sau khi các tấm sàn gỗ đã được lắp khít vào nhau thì chuyển sang bước lắp phụ kiện. Phụ kiện có vai trò che những khe hở, cố định mép của sàn và ép sàn gỗ xuống nền. Những loại phụ kiện cần có như: nẹp nhựa, nẹp inox, phào gỗ tự nhiên chân tường, phào gỗ công nghiệp chân tường,...
Lưu ý, bạn cần chọn phụ kiện sao cho có màu sắc phù hợp với tông màu của sàn gỗ để có thể đảm bảo tính thống nhất và mang lại giá trị thẩm mỹ cao cho công trình.
Bước 5: Kết thúc quá trình lắp sàn gỗ
Để kết thúc quá trình lắp sàn gỗ, bạn có thể dùng nẹp sàn với tấm ghép cuối cùng. Sau đó dùng phao chân tường hoặc nẹp kết thúc để che kín những kẽ hở giữa chân tường và tấm ván gỗ. Cuối cùng, tiến hành vệ sinh lại mặt sàn bằng cách hút bụi và lau sàn bằng khăn bông ẩm.
Xem thêm: Báo giá các loại sàn gỗ chi tiết 2023
Một số cách lát sàn gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay
Việc lựa chọn một cách lắp sàn gỗ sao cho phù hợp với không gian sống là điều vô cùng quan trọng. Và để mang đến sự sáng tạo cho ngôi nhà của mình với sàn gỗ, bạn có thể lựa chọn một số những kiểu lát sàn dưới đây nhé.
Lát sàn kiểu giỏ dệt
Lát sàn kiểu giỏ dệt là một kiểu lát được rất nhiều người lựa chọn, nó phù hợp với những khu vực ngoài trời như vườn hoa hay ban công. Nếu như bạn thực hiện lắp sàn gỗ cho nhà ở thì có thể lựa chọn lát kiểu xếp hình vuông hay đan rổ.
Ưu điểm của cách lát sàn này đó là thời gian thi công nhanh chóng, dễ dàng và có sẵn khớp nên chỉ cần sập vào là xong. Tuy nhiên cũng chính bởi ưu điểm này mà lát sàn kiểu giỏ dệt sẽ không phù hợp để lát sàn nội thất.
Lát sàn theo kiểu xếp đuổi
Cách lát sàn gỗ công nghiệp này là sắp xếp các tấm ván sàn theo hướng song song và ghép đuổi với nhau tạo thành từng hàng một. Khi nhìn vào sàn gỗ, bạn sẽ thấy những thanh gỗ này nối với thanh kia xếp so le nhau. Đây là một kiểu lắp sàn gỗ công nghiệp được rất nhiều người sử dụng.
Ưu điểm của kiểu lắp này đó là kỹ thuật dễ dàng, chi phí thấp. Dù đơn giản nhưng nó vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ cao.
Lát sàn gỗ xương cá
Đây là một cách lát sàn gỗ mang phong cách cổ điển, rất kén người sử dụng. Lát sàn gỗ công nghiệp kiểu xương cá sẽ phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách châu Âu cổ kính. Các thanh gỗ được ghép đối xứng với nhau thành góc 90 độ tạp nên hiệu ứng rất ấn tượng và bắt mắt.
Lát sàn gỗ xương cá có ưu điểm là mang tính thẩm mỹ cao, đảm bảo độ bền chắc cũng như khả năng chịu lực tốt, không bị biến dạng. Tuy nhiên, cách thi công sàn gỗ này lại khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Nếu như trong quá trình sử dụng, sàn gỗ bị hỏng thì việc sửa chữa khá khó khăn. Cũng chính vì nhược điểm này mà lát sàn gỗ xương cá ít được ưa chuộng.
Lát sàn gỗ kiểu chữ V
Thoạt nhìn, mọi người sẽ nhầm lẫn kiểu lát sàn gỗ công nghiệp này với kiểu lát xương cá. Thế nhưng chúng hoàn toàn khác biệt. Khác với sàn gỗ xương cá được lát vuông góc 90 độ thì lát sàn gỗ công nghiệp kiểu chữ V hay còn được gọi là chevron được lắp chéo tạo thành góc 45 độ.
Vì mang tính cầu kỳ nên đòi hỏi kỹ thuật của những người thợ thi cao phải cao. Chính vì thế mà đây cũng là cách lắp sàn gỗ ít được các kiến trúc sư cũng như gia chủ lựa chọn.
Xem thêm: Các kiểu lát sàn gỗ được yêu thích nhất năm 2023
Báo giá thi công sàn gỗ công nghiệp
Lát sàn gỗ công nghiệp không phải là một công việc dễ dàng, nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và chuyên môn cao. Do đó, bạn nên cân nhắc thuê một đơn vị thi công sàn gỗ công nghiệp thay vì tự mình lắp đặt để đảm bảo được tiến độ lẫn chất lượng công trình của mình. Dưới đây là bảng giá thi công sàn gỗ công nghiệp mới nhất mà bạn có thể tham khảo.
Chi tiết công việc |
Mức giá |
---|---|
Giá thi công sàn gỗ công nghiệp (Lát thường) |
30.000 - 35.000 VNĐ/m2 |
Giá thi công sàn gỗ công nghiệp (Lát xương cá) |
79.000 - 90.000 VNĐ /m2 |
Giá nhân công tháo dỡ sàn gỗ cũ |
10.000 - 15.000 VNĐ/m2 |
Đơn vị cung cấp dịch vụ thi công sàn gỗ công nghiệp uy tín
Dù bạn lắp sàn gỗ theo kiểu nào thì cũng cần phải đảm bảo chất lượng tốt nhất. Và điều này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thợ lắp đặt sàn gỗ. Chính vì thế, hãy lựa chọn một đơn vị cung cấp dịch vụ thi công sàn gỗ uy tín nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp sàn gỗ và dịch vụ lắp sàn gỗ để khách hàng lựa chọn. Trong đó, 1st Floor là một hệ thống được rất nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
1st Floor là hệ thống chuyên cung cấp các sản phẩm sàn gỗ chất lượng cao, uy tín. Tại đây, khách hàng có thể lựa chọn hàng trăm mẫu sàn gỗ đến từ những thương hiệu nổi tiếng hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, công ty còn đem đến cho khách hàng dịch vụ thi công lắp đặt sàn gỗ chuyên nghiệp.
Hiện nay, chúng tôi đã và đang sở hữu đội ngũ thợ lắp sàn gỗ có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm. Đội ngũ nhân viên của công ty đã tiến hành thi công lắp sàn gỗ cho rất nhiều công trình lớn nhỏ khác nhau.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện lát sàn gỗ công nghiệp theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng công trình với thời gian thi công nhanh chóng. Không những thế, mức giá dịch vụ tại 1st Floor cũng rất phải chăng. Còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ trực tiếp ngay với chúng tôi qua số Hotline hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn chi tiết hơn về dịch vụ nhé.
Danh Mục
Ngày
00
:
Giờ
00
:
Phút
00
:
Giây
00
HỆ THỐNG BÁN HÀNG
Hà Nội
1. Quận Hai Bà Trưng
- Showroom Thành Đạt: Số 145 Thanh Nhàn - Hotline: 036. 666. 4551
2. Quận Thanh Xuân
- Showroom Thiên Quý: Số 13 Khuất Duy Tiến - Hotline: 0977. 613. 691
3. Quận Hà Đông:
- Showroom Quỳnh Vũ: Ngõ 18 Ngô Quyền - Hotline: 09. 6666. 5590
4. Quận Hoàng Mai
- Showroom Thành Đạt: Số 1369 Giải Phóng - Hotline: 036.666.4551
5. Huyện Hoài Đức
- Showroom Đại Mộc: Số 147 Vạn Xuân - Hotline: 085.6666.269
6. Quận Cầu Giấy
- Showroom Sàn Gỗ Gia Đình: 130 Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Tân - Hotline: 091. 674. 5619
Khu vực khác
1. Hải Dương:
- Showroom Hải Dương: Số 346 Thanh Niên, Tp. Hải Dương- Hotline: 039. 221. 6666
2. Hải Phòng:
- Showroom Hải Phòng:Lô 19 Đường Bùi Viện, Tp. Hải Phòng- Hotline: 093. 6666. 215
3. Quảng Ninh
- Showroom Thành Đạt: Số 67 Nguyễn Văn Cừ, Tp. Hạ Long - Hotline: 036. 666. 4551
4. Thanh Hóa
- Showroom Quang Long: 263 Trần Phú - Ba Đình -Tp. Thanh Hóa - Hotline: 0963. 692. 692
5. Quảng Bình
- Showroom Quảng Bình: 114 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới, Quảng Bình - Hotline: 0888. 638. 868
6. Đà Nẵng
- Showroom Đà Nẵng: 119 Nguyễn Công Triều, Hoà An, Cẩm Lệ, Đà Nẵng - Hotline: 0827. 6666. 80
7. Vũng Tàu
- Showroom Vũng Tàu: 147 Huyền Trân Công Chúa, Phường 8, TP. Vũng Tàu - Hotline: 0839. 72. 9999 - 082 6666668
8. Sài Gòn
- Showroom Sàn Gỗ Gia Đình: 63 đường số 12 KDC Cityland Park Hills, Gò Vấp - Hotline: 0976. 788. 768
Các công trình tiêu biêu của Hệ thống phân phối sàn gỗ cao cấp 1st Floor
Biệt thự Tp. Hồ Chí Minh
Biệt thự Hội An
Căn hộ Gamuda
Chung cư Metropolis
Park 6 -Times City
Biệt thự tại Hà Nội
Căn hộ Vinhomes
Biệt thự thành Vinh