Sàn gỗ kỹ thuật là một loại sàn được người tiêu dùng Việt rất yêu thích. Loại sàn gỗ này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội như chất lượng tốt, đa dạng mẫu mã và giá thành rẻ. Vậy để tìm hiểu chi tiết hơn về đặc điểm của loại sàn gỗ này, hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Sàn gỗ kỹ thuật hay còn được gọi là sàn gỗ Engineer, một loại gỗ có cấu tạo từ các lớp gỗ ghép lại với nhau. Lớp gỗ bề mặt của sàn là gỗ tự nhiên với độ dày khoảng 2 đến 5mm, lớp dưới bề mặt là lớp cốt Plywood hoặc gỗ tự nhiên ghép ngang.
Sàn gỗ kỹ thuật chất lượng cao hàng đầu
Khi lắp ghép hoàn thiện bề mặt sàn gỗ sẽ giống hệ với sàn gỗ tự nhiên, đảm bảo chất lượng tốt và mang tính thẩm mỹ cao. Chính vì thế mà loại sàn gỗ này ngày càng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam.
Trên thực tế thì đây là một loại sàn gỗ không còn quá mới, chúng được phát minh từ những năm 80 và sử dụng phổ biến ở Châu Âu. Khi du nhập sang châu Á, sàn gỗ Engineer được đánh giá vô cùng tốt.
Tham khảo: 30 màu sàn gỗ cao cấp 2022 |
---|
Sàn gỗ này có cấu tạo 2 lớp rất đơn giản, bao gồm lớp bề mặt và lớp đáy. Mỗi lớp này sẽ có những đặc điểm riêng như sau:
Tìm hiểu về cấu tạo của sàn gỗ kỹ thuật
Người ta sử dụng các loại ván gỗ tự nhiên như giáng hương, căm xe, gỗ sồi,… với độ dày khoảng 2 đến 5mm để làm lớp bề mặt của sàn gỗ kỹ thuật. Những tấm gỗ được dùng để làm lớp bề mặt có thể là gỗ nguyên thanh hoặc ghép UNI hay ghép FJL. Chúng sẽ trải qua giai đoạn xử lý sơn UV hoặc lâu dầu để hoàn thiện.
Bề mặt của sàn gỗ này còn được phủ một lớp melamine vân gỗ có khả năng chống trầy xước và hạn chế sự giãn nở, chống cong vênh.
Lớp đáy của sàn được làm bằng Plywood hoặc gỗ tự nhiên ghép thanh. Plywood được tạo nên bằng cách ép và dán keo từ 10 đến 15 tấm ván mỏng có độ dày 1mm – 2mmm lại với nhau.
Plywood thường được sản xuất từ các loại gỗ thông như: gỗ Tràm Bông Vàng, gỗ Sồi hay gỗ Cao Su và được xử lý ổn định, chắc chắn để tấm ván gỗ không bị cong vênh. Khi được hoàn thiện sẽ trông giống hệ ván gỗ tự nhiên.
Vì là một loại sàn gỗ nhân tạo nên nó được sản xuất với rất nhiều kích thước khác nhau để khách hàng có thể lựa chọn. Hiện nay các sản phẩm sàn gỗ tự nhiên kích thước lớn có giá trị rất cao nên gỗ lát sàn kỹ thuật sẽ là sự lựa chọn tốt hơn. Và những kích thước phổ biến của dòng sản phẩm này là:
Vì là dòng sản phẩm cao cấp nên thường được sử dụng trong các công trình lớn như biệt thự, khách sạn hạng sang, chung cư cao cấp,..
Ngoài ra, sàn gỗ kỹ thuật còn được làm với nhiều kích thước nhỏ hơn để phù hợp với nhiều không gian. Cụ thể các kích thước đó là:
Khi thích thước tấm ván gỗ kỹ thuật càng lớn sẽ tạo nên cảm giác sàn nhà thoáng và rộng hơn, giúp không gian trở nên sang trọng. Vì loại sàn gỗ này dễ sản xuất và mang tính ổn định cao nên các nhà sản xuất có thể tạo ra bất cứ kích thước nào mà khách hàng yêu cầu.
Tham khảo: Báo giá các loại sàn gỗ 2022 |
---|
Vì được sản xuất với sự đa dạng về kích thước, màu sắc, vân gỗ nên loại sàn gỗ này phù hợp với mọi phong cách và thiết kế khác nhau. Dù bạn muốn không gian sống của mình mang phong cách cổ điển hay hiện đại thì sàn gỗ Engineer đều có thể đáp ứng.
Phong cách của sàn gỗ công nghiệp
Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu sàn gỗ Engineer phù hợp với ngôi nhà của mình. Dù được sử dụng ở không gian nào thì sàn gỗ vẫn toát lên tính thẩm mỹ cao, bắt mắt và bền đẹp.
Cũng chính vì thế mà hiện nay rất nhiều những công trình nhà ở, khách sạn, resort, biệt thự hay quán ăn đều sử dụng sàn gỗ Engineer. Bạn có thể bắt gặp loại sàn gỗ này ở bất cứ đâu trong cuộc sống thường ngày và chắc chắn bạn sẽ phải ngạc nhiên và thích thú bởi vẻ đẹp của chúng.
Để biết sàn gỗ kỹ thuật có thể sử dụng trong bao lâu thì phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ dày của veneer trên sàn, chất lượng gỗ, mức độ sử dụng và bảo quản sàn nhà như thế nào.
Sàn gỗ Engineer - chống trơn trượt, chất lượng cao
Vì có cấu tạo từ gỗ tự nhiên nên loại sàn gỗ này có khả năng chịu lực tương đối cao. Nó hạn chế được những tác động của sự va đập, kép và hạn chế sự giãn nở, không bị ẩm mốc.
Sau một thời gian dài sử dụng, chịu sự tác động của con người, bề mặt sàn sẽ bị lồi lõm, trầy xước nên tính thẩm mỹ sẽ bị giảm. Bạn có thể làm mới sàn bằng cách xả giấy nhám hay giấy ráp. Tuy nhiên, số lần làm mới sẽ bị hạn chế bởi bề mặt của sàn khá mỏng. Trung bình một sàn gỗ Engineer có thể sử dụng lên đến 50 năm.
Cũng giống như các loại sàn gỗ khác, sàn gỗ kỹ thuật cũng có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cùng tìm hiểu xem ưu và nhược điểm đó là gì nhé.
Ưu điểm
Nhược điểm
Đây chỉ là những nhược điểm vô cùng nhỏ và mọi khách hàng thường không quan tâm nhiều. Vậy nên, Engineer vẫn là một loại sàn gỗ nên sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp sàn gỗ Engineer, trong đó có thể kể đến 1floor.vn. Đây là một công ty chuyên cung cấp các sản phẩm sàn gỗ với đa dạng mẫu mã, màu sắc, kích thước để khách hàng có thể lựa chọn.
Và sàn gỗ kỹ thuật là một trong những sản phẩm được khách hàng của 1floor.vn rất yêu thích. Không chỉ có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng mà loại sàn gỗ này còn có giá thành rất phải chăng.
Vậy nên, nếu như bạn đang có nhu cầu mua sàn gỗ Engineer thì có thể liên hệ với 1floor.vn để được tư vấn chi tiết hơn về sản phẩm nhé.
Trên đây là những thông tin cơ bản về sàn gỗ kỹ thuật mà chúng tôi giới thiệu đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về những đặc điểm của sàn gỗ và lựa chọn được cho mình những mẫu sàn gỗ Engineer phù hợp nhất với không gian sống của mình nhé.
Xem thêm: TOP 10 địa chỉ cung cấp sàn gỗ tại Hà Nội uy tín, chuyên nghiệp |
---|